Smart Money Concept của ICT – Phần 3: Kháng cự hỗ trợ quan trọng cần chú ý!

by Sam MKT

Ở phần trước chúng ta đã nắm được những lưu ý quan trọng khi giao dịch với cấu trúc của thị trường. Anh em nào chưa xem phần trước thì có thể đọc lại ở link bên dưới nhé:

Hệ thống Smart Money Concept của ICT – Phần 2: Giao dịch với cấu trúc thị trường

Ở phần này chúng ta tiếp tục tìm hiểu thêm một phần quan trọng khác nằm trong cấu trúc thị trường, đó chính là kháng cự hỗ trợ. Kháng cự hỗ trợ là những vùng tồn tại áp lực mua bán mạnh, ở đó có thể là vùng cung cầu, các khối order block, những đỉnh đáy quan trọng trong cấu trúc,…. tại những vùng này sẽ cung cấp cho trader những tín hiệu mua bán chất lượng.

Những loại Hỗ trợ và Kháng cự cơ bản trong trading

Dòng tiền thị trường

  • Chỉ có những đỉnh đáy gần nhất mới được sử dụng để xác định dòng tiền của thị trường so với những điểm xoay cũ.
  • Có một sự thống nhất chặt chẽ về Dòng Tiền của Thị Trường nếu các khung D1, H4 và H1 nằm cùng một hướng. Tập trung vào dòng tiền thị trường khung H4 để có được sự nhất quán (hay nói cách khác đó là nhìn khung H4 để thấy được dòng tiền thị trường).
  • Nếu cấu trúc thị trường và dòng tiền của thị trường không cùng một hướng hoặc không rõ ràng với bạn thì tốt nhất đừng giao dịch.
  • Nếu đỉnh gần nhất bị phá vỡ, dòng tiền thị trường sẽ tăng cho tới khi đáy gần nhất bị phá vỡ. Và ngược lại, nếu đáy gần nhất bị phá, thì dòng tiền thị trường sẽ giảm cho đến khi đỉnh gần nhất bị phá vỡ.
  • Dòng tiền thị trường có thể thay đổi bất cứ khi nào.
  • Tập trung vào các đỉnh đáy trung hạn chứ không phải đỉnh đáy ngắn hạn.

Giao dịch với các ngưỡng kháng cự hỗ trợ

  • Hỗ trợ và kháng cự là những vùng giá tốt để biết giá có thể có những hành động gì.
  • Hỗ trợ kháng cự giúp chúng ta biết được các khu vực cung cầu.

Các loại kháng cự hỗ trợ

Kháng cự hỗ trợ tự nhiên

  • Đỉnh hoặc đáy của 12 tháng: Hãy vẽ một đường ngang ở đỉnh và đáy trong 12 tháng để xem cách giá phản ứng tại những vùng đó.
  • Đỉnh đáy 3 tháng: Đây là loại tốt nhất, hãy vẽ một đường ngang ở mỗi đỉnh hoặc đáy của 3 tháng và xem phản ứng giá tại đó.
  • Đỉnh đáy hàng tháng: Sử dụng đỉnh đáy quan trọng nhất của mỗi tháng và xem cách giá phản ứng tại những vùng đó.
  • Đỉnh đáy tuần: Tương tự, chúng ta xác định đỉnh đáy của tuần và xem cách giá phản ứng tại đó.
  • Đỉnh đáy ngày:
    • Hãy tìm hỗ trợ kháng cự bằng cách nhìn lại 3 ngày trước đó (hãy nhớ rằng các đỉnh đáy được tạo bởi 3 nến trên khung D1 thường sẽ là 3 ngày).
    • Đỉnh của ngày trước đó có thể là đáy của ngày hôm nay.
    • Nếu giá đến những vùng này trong phiên Âu hoặc phiên Mỹ thì đó sẽ là những thiết lập giao dịch tốt nếu những tiêu chí khác được đáp ứng.
  • Đỉnh hoặc đáy của phiên giao dịch (Á, Âu Mỹ)
    • Trong đó phiên Á sẽ thiết lập thông số cho phiên Âu: Phiên Á mở cửa lúc 7pm EST hoặc 12am GMT và kết thúc lúc 4am EST hoặc 9am GMT.
    • Phiên Âu sẽ thiết lập thông số cho phiên Mỹ: Phiên Âu mở cửa lúc 3am EST hoặc 8am GMT và đóng cửa lúc 12pm EST hoặc 5pm GMT.
    • Phiên Mỹ thiết lập thông số cho phiên giao dịch mới tiếp theo: Phiên Mỹ mở cửa lúc 8am EST hoặc 1pm GMT và đóng cửa lúc 5pm EST hoặc 10pm GMT.
    • Cho phép chênh lệch tối đa 1 giờ sau những khoảng thời gian trên.
  • Đỉnh đáy trong ngày:
    • Đỉnh đáy được hình thành và điều chỉnh về đỉnh hoặc đáy của phiên giao dịch.
    • Bạn có thể sử dụng những vùng này để tìm điểm vào lệnh với rủi ro thấp và kiếm lợi nhuận.
    • Sử dụng biểu đồ M15 để theo dõi các ngưỡng hỗ trợ kháng cự trong ngày.
  • Phân tích trendline (kênh giá, đường cung hoặc đường cầu).

Hết phần 3.

Ở phần tới chúng ta sẽ đi vào một vài ví dụ về cách xác định cấu trúc thị trường, và thời điểm thị trường phá vỡ cấu trúc. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng nhất trong việc xác định tín hiệu giao dịch chất lượng để đi theo smart money.

Related Posts

1 comment

Leave a Comment