Smart Money Concept của ICT – Phần 9: Phân tích cấu trúc nâng cao và xác định vùng giá vào lệnh

by Sam MKT

Ở những phần trước chúng ta đã nắm được các khái niệm cơ bản và cần thiết trong việc phân tích và giao dịch theo hệ thống smc. Ở những phần tới này chúng ta sẽ áp dụng tất cả vào trong việc phân tích cấu trúc và cách thức xác định điểm vào lệnh.

Anh em nào chưa đọc những phần trước thì có thể vào link bên dưới để xem lại nhé, mỗi phần mình đều có đính kèm phần bài viết trước nữa nên các anh em cố gắng đọc từ đầu nhé:

Phần trước: Hệ thống Smart Money Concept của ICT – Phần 8: CHoCH và Flips

Còn phần này thì chúng ta sẽ đi vào việc phân tích cấu trúc nâng cao.

Cấu trúc nâng cao

Thị trường di chuyển theo các giai đoạn trong đó là các giai đoạn thị trường có xu hướng hoặc không có xu hướng. Khi chúng ta giao dịch thì sẽ tập trung vào trong giai đoạn thị trường có xu hướng. Bạn có thể đi theo con sóng đẩy (pro trend) hoặc giao dịch theo xu hướng của con sóng hồi (counter trend).

Dù bạn lựa chọn cách thức giao dịch nào thì bạn cũng phải tìm cấu trúc thị trường và nương theo nó để giao dịch.

Hình bên dưới là đánh dấu đơn giản nhất về điều kiện thị trường có xu hướng:

Như chúng ta thấy thị trường tạo cấu trúc đỉnh đáy sau thấp hơn đỉnh đáy trước thể hiện thị trường đang có cấu trúc giảm giá. Nếu chúng ta giao dịch theo những đợt sóng giảm, thì gọi là bạn đang đi theo xu hướng chính (pro trend) để giao dịch. Nếu bạn giao dịch ở giai đoạn giá điều chỉnh thì gọi là bạn đang giao dịch theo counter trend.

Nếu giao dịch theo cấu trúc thị trường chính thì bạn sẽ tiếp tục bán cho đến khi nào đỉnh mạnh trong cấu trúc giảm hiện tại này bị phá vỡ. Chỉ có khi nào đỉnh quan trọng trong cấu trúc giảm bí phá thì chúng ta xác định cấu trúc đã thay đổi từ giảm qua tăng.

Như biểu đồ bên dưới thì chúng ta thấy được cấu trúc thị trường là tăng giá khi các đỉnh yếu trong cấu trúc liên tục bị phá vỡ để tạo đỉnh cao hơn. Và trong điều kiện thị trường này thì chúng ta sẽ chỉ canh mua cho tới khi nào mà đáy mạnh trong cấu trúc bị phá vỡ, lúc đó chúng ta mới chuyển hướng xác định cấu trúc thị trường chuyển qua giảm giá:

 

Trong một cấu trúc tăng giá, chúng ta sẽ thấy thị trường mở rộng về hướng tăng giá mạnh hơn, việc mua vào sẽ thuận lợi hơn cho chúng ta hơn là việc bán ra. Vì những đợt giảm thực tế là những đợt giá điều chỉnh.

Như hình bên dưới bạn có thể thấy được điều này:

Tương tự, trong cấu trúc giảm giá cũng như vậy:

Chúng ta thấy thị trường mở rộng về hướng giảm giá nhiều hơn, chúng ta bán ra trong điều kiện này sẽ có lợi hơn cho chúng ta rất nhiều hơn là việc mua vào.

Anh em có thể hiểu đơn giản là thị trường di chuyển từ vùng giá này đến vùng giá khác. Tích lũy tại vùng cầu và phân phối tại vùng cung. Với khái niệm này, chúng ta có thể hiểu được rằng, một đợt tăng giá bắt đầu tại một vùng giá giảm thiểu (mitigation) tạo ra một vùng cầu và tương tự một đợt giảm giá sẽ bắt đầu khi nó quay trở về khai thác lại vùng cung trước đó hoặc tạo ra một vùng cung.

Tất cả các chuyển động trong khung thời gian cao hơn đều do chạm vào vùng cung hoặc vùng cầu, đây là lý do vì sao mà việc đánh dấu vùng cung cầu của bạn từ khung thời gian lớn là lý tưởng nhất. Tín hiệu mitigation ở khung thời gian lớn sẽ là tín hiệu tiếp diễn ở khung thời gian thấp hơn.

Hình bên dưới là một ví dụ bề thị trường tăng giá đến các vùng cung (vung màu hồng) hoạt động như một chất xúc tác cho tín hiệu thị trường bắt đầu cú điều chỉnh:

Biểu đồ thực tế:

Tương tự về cấu trúc giảm giá, thị trường giảm xuống chạm vào vùng cầu như một chất xúc tác để bắt đầu sự điều chỉnh:

Biểu đồ thực tế:

 

Kết hợp tất cả những điều này lại với nhau, bạn có thể mường tượng được phương hướng giao dịch của chúng ta đó là sẽ tham gia vào một động thái trên thị trường bằng cách bán ở vùng cung hoặc mua từ vùng cầu.

Trong cấu trúc tăng giá, chúng ta xác định đáy mạnh và đỉnh yếu. Sau đó đánh dấu vùng cầu trong đợt tăng giá gần nhất kèm theo sự phá vỡ cấu trúc. Việc còn lại là chờ giá hồi về vùng cầu đó và giao dịch với mục tiêu là đỉnh yếu hoặc nhắm đến mục tiêu mà thị trường sẽ mitigation một vùng cung nào đó trên khung thời gian lớn.

Tương tự, cấu trúc giảm, chúng ta sẽ xác định đỉnh mạnh và đáy yếu. Sau đó đánh dấu những vùng cung trong đợt giảm giá gần nhất kèm theo sự phá vỡ cấu trúc. Việc còn lại là chờ giá hồi về vùng cung đó và giao dịch với mục tiêu là đỉnh yếu hoặc nhắm đến mục tiêu mà thị trường sẽ mitigation một vùng cầu nào đó trên khung thời gian lớn.

2 biểu đồ bên dưới sẽ đánh dấu lại cho chúng ta những vùng có thể giao dịch theo cấu trúc thị trường:

Biểu đồ trên, chúng ta thấy thị trường nằm trong cấu trúc giảm, chúng ta đánh dấu đỉnh mạnh và đáy yếu. Trong đó các vùng cung gần với đỉnh là những vùng lý tưởng để giao dịch. Hay chính xác hơn là những vùng giá Premium (trên mức 50%). Chúng ta sẽ chờ giá hồi về những vùng cung này và tìm tín hiệu giao dịch.

Tương tự biểu đồ bên dưới chúng ta có cấu trúc tăng giá, chúng ta chờ giá hồi về những vùng cầu trong cấu trúc tăng giá rồi tìm cơ hội mua lên theo cấu trúc:

Tất nhiên là chúng ta cần thêm nhiều yếu tố khác xác nhận mới có thể quyết định mua lên theo cấu trúc tăng hoặc bán theo cấu trúc giảm trên các đợt hồi.

Thực tế chiến lược này là các chiến lược đi theo xu hướng nhưng các cú hồi nó có tính định hướng hơn. Chúng ta sẽ mong chờ giá mitigate vùng cầu trong cấu trúc tăng và ngược lại giá mitigate vùng cung trong xu hướng giảm thì mới tìm cơ hội giao dịch.

Ngoài ra chúng ta cũng có thể tận dụng đợt điều chỉnh trên khung thời gian thấp hơn với ý tưởng là sự mitigation của khung thời gian lớn sẽ được tiếp diễn ở khung thời gian thấp hơn và từ đó những động thái lớn hơn sẽ di chuyển theo đó.

Hết phần 9.

Trong phần tới chúng ta đi sâu vào việc xác định những vùng cung cầu quan trọng, vùng giá tinh chỉnh để định vị những khu vực lý tưởng tham gia giao dịch.

Anh em để lại comment mình tag vào phần tới của bài viết nhé.

Nice day!

Related Posts

1 comment

Smart Money Concept của ICT - Phần 10: Yếu tố xác nhận một vùng cung cầu mạnh để giao dịch - SamMKT Blog March 15, 2023 - 7:48 am

[…] Hệ thống Smart Money Concept của ICT – Phần 9: Phân tích cấu trúc nâng cao và x… […]

Reply

Leave a Comment