Ở phần trước chúng ta đã nắm được cách thức xác định điểm phá vỡ cấu trúc thị trường. Mấu chốt vẫn nằm ở việc xác định đáy của cấu trúc. Anh em nào chưa đọc phần này hoặc các phần trước thì có thể vào xem lại ở lịnk bên dưới nhé:
Phần tiếp theo này chúng ta tìm hiểu tiếp cách thức xác định đỉnh đáy kèm theo điểm phá vỡ của kiểu thị trường cấu trúc nằm trong cấu trúc.
Phân tích cấu trúc trên khung thời gian lớn
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới, đây là khung H4 của cặp NZDCAD:
Chúng ta bắt đầu biểu đồ từ ngày 21/8, tức là như biểu đồ bên dưới đây:
Ta thấy 2 đường kẻ ngang màu đen là đỉnh và đáy ban đầu của cấu trúc. Và ở giá hiện tại thì chúng ta thấy thị trường đã phá cấu trúc (phá đỉnh). Và vì giá phá vỡ đỉnh nên chúng ta sẽ chuyển đổi qua đỉnh mới, như biểu đồ bên dưới:
Ở biểu đồ tiếp theo chúng ta thấy giá đã tiếp tục phá vỡ cấu trúc là đỉnh trước đó để tạo đỉnh mới:
Và như vậy các đỉnh đáy mới của chúng ta sẽ như biểu đồ bên dưới:
Ở điểm khoanh tròn trong biểu đồ bên dưới ta thấy thựuc tế đó là một cú phá vỡ giả mà thôi:
Lúc này chúng ta chuyển đổi đỉnh đáy mới như biểu đồ bên dưới:
Biểu đồ tiếp theo là phần đỉnh đáy mới của chúng ta:
Lúc này chúng ta thấy thị trường đã có cấu trúc tăng giá với đỉnh đáy sau cao hơn đỉnh đáy trước. Anh em có thể di chuyển về khung thời gian thấp hơn là khung H1 để xác định thêm về cấu trúc.
Kiểm tra cấu trúc thị trường ở khung thấp hơn
Biểu đồ bên dưới là khung H1 với đỉnh đáy mới nhất được đánh dấu, ta thấy ở khung H4 cấu trúc thị trường là tăng giá và ở khung H1 cấu trúc thị trường cũng là tăng giá:
Như vậy bước tiếp theo của chúng ta đó là quay trở về khung thời gian thấp hơn nữa đó là khung M15 để tìm kiếm điểm vào lệnh.
Tìm điểm vào lệnh ở khung thấp hơn
Các bạn nhìn biểu đồ bên dưới:
Phần được đánh dấu ô vuông màu xanh là vùng order block. Bây giờ việc của chúng ta là chờ một nến động lượng trên khung M15 để bắt đầu đặt lệnh buy limit.
Các bạn nhìn phần biểu đồ tiếp theo bạn có thể thấy rằng nến động lượng trên khung M15 giảm khá nhẹ:
Như vậy chúng ta dung mức 50% của vùng order block để đặt lệnh buy limit. Cái này khá dễ, anh em chỉ gần đặt buy limit ở ngày vùng giữa của vùng order block là được nhé. Như biểu đồ bên dưới:
Chúng ta đặt dừng lỗ bên dưới đáy gần nhất mà chúng ta đã xác định trước đó, và điểm chốt lời thì có thể đặt ở key level gần nhất (đường kẻ ngang màu đỏ). Như biểu đồ bên dưới:
Chúng ta xem phần biểu đồ tiếp theo, ta thấy một nến động lượng đảo chiều mạnh mẽ từ vùng order block đầu tiên rất mạnh mẽ, và sau đó giá tạo thêm một vùng order block khác và các bạn thấy thị trường đảo chiều mạnh mẽ sau đó và chiến lược của chúng ta đã chốt lời.
Nói tóm lại
Có 4 bước các bạn cần nhớ:
- Điều đầu tiền đó là chúng ta cần kiểm tra được cấu trúc trên khung lớn như H4 hoặc D1.
- Sau đó về khung H1 để tìm sự đồng thuận của cấu trúc trong cấu trúc. Tức là cấu trúc khung lớn và khung thấp hơn đều cùng một hướng.
- Sau đó quay trở về khung thời gian M15 để tìm sự phá vỡ cấu trúc và vùng order block. Và tìm nến động lương hướng về vùng order block.
- Cuối cùng đó là đặt lệnh giao dịch ở vùng 50% của order block.
Hết phần 4.
Phần tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về tính thanh khoản và sự cân bằng của thanh khoản. Anh em đặt gạch nhé.
1 comment
[…] Bài viết trước Smart Money Concept (SMC) – Phần 4 – Bốn bước tìm điểm vào lệnh với orde… […]