Smart Money Concept (SMC) – Phần 7: Lý thuyết Wyckoff và SMC!

by Sam MKT

Ở phần trước chúng ta đã nắm được cách thức xác định order block, phần này chúng ta đi tiếp nội dung tiếp theo, đó là sử dụng lý thuyết wyckoff vào trong hệ thống giao dịch theo smc.

Anh em nào chưa đọc phần trước thì xem lại ở bài viết bên dưới nhé:

Hệ thống giao dịch nổi tiếng Smart Money Concept (SMC) – Phần 6 – Cách xác định vùng order block tốt nhất để giao dịch!

​Bây giờ chúng ta tiếp tục phần nội dung tiếp theo.

Lý thuyết Wyckoff trong hệ thống smc

Có thể nói lý thuyết Wyckoff chiếm một vai trò rất quan trọng trong hệ thống này vì nó thường xuyên được sử dụng. Trước tiên chúng ta cần nắm được khái niệm cơ bản về Wyckoff trước, sau đó thì đi vào một vài ví dụ mình họa nhé.

Các bạn nhìn hình bên dưới:

Như hình trên chúng ta thấy có 4 mô hình trong mỗi giai đoạn tích lũy và phân phối, tuy nhiên trong trong bài viết này thì chúng ta chỉ tập trung vào một mô hình mà hầu hết trader đều biết và sử dụng.

Đầu tiên sẽ nói về giai đoan tích lũy trước. Có 5 giai đoạn nhưng chúng ta chỉ cần nắm được 4 giai đoạn đầu là giai đoạn A-B-C-D như ở hình trên. Ở giai đoạn 5 thì thường chúng ta không tìm được tín hiệu vào lệnh tốt nữa.

Giai đoạn A

Hình bên dưới là giai đoạn A:

Trong giai đoạn A ta có các thuật ngữ là:

  • PS – Preliminary Support – là vùng hỗ trợ nơi mà phe mua bắt đầu đẩy giá lên một cách đáng kể sau một xu hướng giảm mạnh. Khối lượng tăng và spread cũng mở rộng là tín hiệu cho thấy xu hướng giảm có thể sẽ kết thúc sớm.
  • SC – Selling Climax – áp lực bán tại thời điểm này thường rất lớn, thể hiện được người bán trong hoảng loạn và nó thường được hấp thụ bởi các banker hoặc các tổ chức lớn.
  • AR – Automatic Rally – được hình thành khi áp lực bán mạnh trước đó đã giảm xuống. Đợt sóng tăng sẽ đẩy giá lên. Giá cao nhất của đợt tăng giá này sẽ giúp chúng ta nhận biết được giới hạn trên của giai đoạn tích lũy. Giá bắt đầu đi ngang trong một phạm vi và hình thành ST.
  • ST – Secondary Test – Giá quay lại kiểm tra vùng SC như một vùng cầu. Nếu đáy được xác nhận, khối lượng và spread nên được giảm xuống đáng kể. Thông thường thì có nhiều ST sau giai đoạn SC. Bạn có thể thấy rõ điều này hơn ở giai đoạn B.

Giai đoạn B

Hình bên dưới là giai đoạn B:

Ta thấy ở giai đoạn B có ST thấp hơn SC, và ta gọi đó là STB. Đó là một cú kiểm tra ở giai đoạn B.

Giai đoạn C

Các bạn nhìn hình bên dưới:

Ở giai đoạn này thì cú Spring thường xảy ra và ở vùng giá đi ngang. Giá giảm xuống bên dưới vùng giá thấp nhất của vùng giá đi ngang nhưng sau đó thì nó quay lại tăng giá. Hành động giá này được xem như một cú lừa về xu hướng tương lai của thị trường và cho phép các tổ chức lớn mua vào khi giá bắt đầu tăng ngược trở lại.

Các trader tổ chức sẽ chờ cho giá phá vỡ khỏi cấu trúc (BOS) và sau đó quay trở lại kiểm tra vùng cung (hoặc order block) một lần nữa rồi vào lệnh, như hình bên dưới, vùng ô vuông màu đỏ chính là vùng mà trader tổ chức có thể vào lệnh để giao dịch:

Giai đoạn D

Các bạn nhìn hình bên dưới, phần cuối là giai đoạn D:

Nếu ở giai đoạn C cú kiểm tra thất bại hoặc bỏ lỡ tín hiệu thì bạn có thể vào lệnh ở điểm LPS trong giai đoạn D (The Last Point of Support). Đó là điểm thấp nhất của cú phản ứng giá hoặc cú hồi.

Chúng ta sẽ tìm một vùng order block ở cuối cú hồi này để tìm điểm vào lệnh:

Sau đó chúng ta có SOS (Sign of Strength), giá và spread tăng lên ở vùng này.

Tương tự giai đoạn phân phối cũng diễn ra với các giai đoạn như thế. ở phần tới chúng ta sẽ nói nhanh qua về giai đoạn phân phối và sau đó vào phần ví dụ minh họa để áp dụng lý thuyết này vào trong giao dịch như thế nào nhé.

Anh em để lại comment mình tag vào phần tới nhé.

Trích nguồn: TraderViet

Related Posts

2 comments

Smart Money Concept (SMC) - Phần 8: Cách kết hợp Wyckoff và Order Block để tìm điểm vào đẹp - SamMKT Blog March 12, 2023 - 11:19 am

[…] Hệ thống giao dịch nổi tiếng Smart Money Concept (SMC) – Phần 7: Lý thuyết Wyck… […]

Reply
Trình March 31, 2023 - 10:06 am

Rất cảm ơn ad đã chia sẽ ạ

Reply

Leave a Comment