Smart Money Concept của ICT – Phần 12: Mô hình vào lệnh!

by Sam MKT

Đây có thể xem như phần cuối của hệ thống, có nghĩa là sau phần này anh em có thể bắt đầu backtest và thực hành. Hệ thống smc về phần lý thuyết không quá nhiều nhưng việc rèn luyện và giao dịch cho thành thạo thì lại khá tốn thời gian. Vì mỗi một khái niệm kỹ thuật trong hệ thống này anh em nên dành chút thời gian để luyện cách xác định chúng trên biểu đồ.

Ví dụ đơn giản như vùng thanh khoản hay tín hiệu ChoCH hoặc là khối OB, tất cả những cái này nếu anh em đưa vào áp dụng luôn sẽ rất dễ bị rối. Đọc lý thuyểt cũng có vẻ không phải là quá khó nhưng nếu muốn tìm và xác định được chúng trên biểu đồ lại không dễ. Nên chắc chắn chúng ta cần thời gian để rèn luyện là vậy.

Những khái niệm kỹ thuật này, khi các bạn tập nhìn và xác định chúng trên biểu đồ thì có thể bạn sẽ chẳng thấy được chúng sẽ đem về cho bạn lợi nhuận gì nhưng để có được một chiến lược chuẩn theo smc thì lại không thể thiếu những yếu tố kỹ thuật này. Nên khi bạn xác định chúng càng chuẩn thì xác suất thành công cho chiến lược của bạn càng cao.

Cuối cùng đó là đưa chúng vào trong một quy trình giao dịch nhất định. Bấy nhiêu khái niệm kỹ thuật thôi nhưng anh em có thể thấy chúng ta có cực nhiều cách thức giao dịch. Chưa bàn về chiến lược có tốt hay không, đúng hay sai, miễn là nó đi đúng bản chất của thị trường thì chúng ta có thể áp dụng được.

Rồi, luyên thuyên khá nhiều rồi. Bây giờ đi vào nội dung chính. Phần này chúng ta sẽ nói về những mô hình vào lệnh của hệ thống smc. Phần này xong thì Thúy sẽ hệ thống lại quy trình vào lệnh cho các bạn và kết thúc series này. Nếu như anh em nào có thêm yêu cầu gì thì để lại comment cho mình nhé.

Ví dụ như viết kỹ hơn về đọc cấu trúc, hoặc cách xác định thanh khoản hoặc khối OB hoặc ChoCH,….

Anh em nào chưa đọc phần trước thì có thể xem lại ở link bên dưới nhé:

Hệ thống Smart Money Concept của ICT – Phần 11: POI và cách thức xác định vùng POI hợp lệ để giao dịch

Mô hình vào lệnh

Dưới đây là một số mô hình vào lệnh đơn giản có thể được sử dụng trên bất kỳ khung thời gian nào.

Chúng ta có 3 mô hình vào lệnh :

  1. Risk Entry (RE): đó là điểm vào lệnh ngay khi giá chạm vùng giá chúng ta theo dõi mà không có thêm sự xác nhận nào. Và với kiểu vào lệnh này thì anh em nên hạn chế sử dụng.
  2. Confirmation Entry (CE): vào lệnh khi giá đã có tín hiệu xác nhận đi theo hướng mà bạn phân tích.
  3. Continuation Entry (CE): điểm vào này được thực hiện khi giá tiếp tục mitigate sau điểm vào lệnh xác nhận của bạn.

Hình bên dưới thể hiện 3 điểm vào lệnh trên:

Biểu đồ bên dưới là ví dụ thực tế về 3 loại điểm vào lệnh:

Và mỗi loại điểm vào lệnh đều cần áp dụng quy trình như sau. Các bạn nhìn hình bên dưới:

 

  • Đầu tiên là xác định cấu trúc với tín hiệu BOS và vùng cung cầu trên khung thời gian lớn.
  • Sau đó khi giá hồi về vùng cung cầu đó thì chúng ta di chuyển xuống khung thời gian thấp hơn. Làm quy trình tương tự, đó là tìm tín hiệu BOS cùng hướng với cấu trúc khung thời gian lớn tại vùng cung cầu.
  • Sau khi có BOS ở khung thời gian thấp hơn thì chúng ta xác định vùng cung cầu hoặc khối OB ở khung thấp.
  • Và tiếp tục đợi giá hồi về vùng cung cầu hoặc khối OB này để giao dịch.
  • Ở khung thời gian thấp chúng ta cũng áp dụng 2 loại điểm vào là Confirmation Entry hoặc Continuation Entry. Tùy vào thị trường thời điểm đó và phong cách của bạn mà lựa chọn tín hiệu vào lệnh phù hợp.

Lưu ý thêm, ở điểm vào lệnh với khung thời gian thấp, thì khối OB mà chúng ta xác định nên có tín hiệu mitigate vùng cung trước khi phá vỡ nó, thì khối OB này sẽ có xác suất giữ được giá cao hơn. Như hình bên dưới:

Tương tự, ở khung thời gian lớn, nếu giá đã BOS và bạn không giao dịch với tín hiệu Confirmation Entry ở tín hiệu hồi về vùng cung cầu lần đầu tiên thì bạn tiếp tục chờ giá BOS lần nữa và xác định vùng cung cầu và chờ giá hồi về đó và tiếp tục quy trình như trên.

Lưu ý: các vùng cung cầu hoặc khối OB mà bạn xác định tốt nhất nằm ở giá Premium hoặc Discount là tốt nhất, còn không thì chí ít cũng nên ngoài mức 50%.

Hình bên dưới là hình mình họa cho một mô hình giao dịch theo smc:

  • Đầu tiên là vùng cầu màu tím nhạt dưới cùng, đây là vùng cầu của khung thời gian lớn. Chúng ta chờ giá hồi về vùng này.
  • Sau khi giá hồi về vùng này thì anh em chờ tín hiệu ChoCH tăng giá, cho thấy thị trường quay trở lại xu hướng tăng. Lúc này thì chúng ta trở về khung thời gian thấp hơn.
  • Ở khung thấp hơn, anh em xác định khối OB ở vùng giá Discount của đợt tăng giá gần nhất trên khung thời gian thấp.
  • Sau đó anh em chờ giá hồi về khối OB này và tiến hành giao dịch.

Khá là đơn giản phải không ạ? Bây giờ đi vào ví dụ thực tế cho anh em dễ hình dung nhé.

Hình bên dưới là tín hiệu ChoCH của khung thời gian lớn, được thể hiện lại ở khung thời gian thấp hơn:

vùng cung được xác định là ô vuông màu hồng, giá mitigate vùng này và sau đó phá vỡ nó tạo ChoCH. Điểm vào lệnh của chúng ta đó là vào lệnh khi giá hồi về khối OB của khung lớn màu xanh được đánh dầu trên biểu đồ và mua lên.

Các bạn nhìn phần biểu đồ tiếp theo chúng ta phân tích kỹ hơn một chút, đó là vùng giá được đánh dấu ở khối OB này đó được xem là một vùng thanh khoản và giá có khả năng quét qua chỗ này, nên chúng ta cần đặt dừng lỗ bên dưới vùng này, và ra một chút tranh trường hợp bị quét:

Các ví dụ điểm vào lệnh với Confirmation Entry:

Hết phần 12.

Như vậy là chúng ta đã nắm được cách thức vào lệnh. Ở phần cuối sắp tới, mình sẽ nói về quản lý vốn và tâm lý. Đồng thời thêm một phần tổng hợp quy trình giao dịch của hệ thống này nữa nhé.

Nice day!

Related Posts

2 comments

Thang August 12, 2023 - 11:09 am

bài viết rất hay.

Reply
Nguyễn Hưng October 4, 2023 - 10:03 am

cảm ơn ad rất nhiều, mong các bài tiếp theo của ad

Reply

Leave a Comment